Khách hàng ngày càng khắt khe và kỹ tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, các nhà quảng cáo, đặc biệt là các doanh nghiệp muốn thực hiện kế hoạch truyền thông phải không ngừng thay đổi cách thức tiếp thị, quảng bá. Và sự ra đời của Digital Signage đã mở ra một bước ngoặt lớn, mang đến một giải pháp quảng cáo thông minh, hiện đại, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Digital Signage – quảng cáo màn hình kỹ thuật số thông minh – được xem như phương pháp truyền thông quảng cáo hữu hiệu nhất trong thời đại công nghệ 4.0.

Nghiên cứu cho thấy một chiến dịch Digital Signage tối ưu mang lại hiệu quả gấp 500 lần so với quảng cáo tĩnh. Cùng tìm hiểu 8 bước để xây dựng một chiến dịch Digital Signage hiệu quả thông qua bài viết dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu:

Câu hỏi đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ đến khi xây dựng một chiến dịch quảng cáo Digital Signage: Bạn muốn đạt được mục tiêu gì thông qua chiến dịch thực hiện?

Một chiến dịch Digital Signage sẽ gia tăng độ hiệu quả khi sử dụng các mục tiêu để xác định nội dung hiển thị. Dưới đây là một số mục tiêu phổ biến khi thực hiện chiến dịch Digital Signage:

✓ Tăng lưu lượng truy cập web (dẫn người xem đến một URL cụ thể từ bảng hiệu Digital Signage).

✓ Thúc đẩy doanh thu (chiến dịch khuyến mại, giảm giá).

✓ Tăng lượt đăng ký tham gia sự kiện hoặc nhận email.

✓ Tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội.

✓ Gia tăng nhận thức về thương hiệu.

Bước 2: Thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả:

Đo lường hiệu quả của chiến dịch thông qua doanh thu, số người đăng ký, số người theo dõi mới trên mạng xã hội hay lưu lượng truy cập website,… là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn không thể thiết lập những chỉ số đo lường cụ thể thì bạn không thể đánh giá được sự thành công của chiến dịch quảng cáo.

Đính kèm lời kêu gọi hành động trên Digital Sigange (QR Code, URL, mã giảm giá riêng dành cho khách hàng xem quảng cáo trên Digital Signage,…) là phương pháp hiệu quả giúp khuyến khích người xem tương tác. Từ đó, cung cấp cho doanh nghiệp số liệu thống kê cụ thể để đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Digital Signage.

Bước 3: Xác định vị trí đặt màn hình:

Màn hình Digital Signage không nhất thiết phải đặt ở những khu vực có nhiều người qua lại nhưng vị trí đặt phải phù hợp với mục tiêu của chiến dịch.

Ví dụ: Nội dung hiển thị trên màn hình trong nhà hàng (khi khách hàng đã quyết định lựa chọn nhà hàng của bạn) sẽ rất khác với màn hình ngoài nhà hàng (nơi người xem có thể vẫn chưa quyết định).

Bước 4: Xác định đối tượng tiếp cận mục tiêu.

Xây dựng chân dung khách hàng: đối tượng khách hàng là ai, mục tiêu cá nhân của họ và doanh nghiệp bạn có thể giúp họ đạt được mục tiêu đó bằng cách nào,…

Một khi bạn đã hình thành được chân dung khách hàng mục tiêu, việc xây dựng, thiết kế nội dung để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Bước 5: Lựa chọn nội dung hiển thị.

“Content is King”. Những nội dung tuyệt vời thường ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Hãy cố gắng tập trung vào việc cung cấp một thông điệp chính, nếu có quá nhiều thông tin thì người xem sẽ mất tập trung và không còn ghi nhớ thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi đến là gì.

Bước 6: Phân bổ thời gian hiển thị nội dung:

Đây là bước quan trọng giúp tối ưu nội dung hiển thị tới khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy tự đặt những câu hỏi:

  • Những đối tượng khách hàng nào sẽ thấy quảng cáo trên bảng hiệu Digital Signage và họ thấy vào thời gian nào?
  • Đối tượng khách hàng là ai và họ sẽ cảm thấy thế nào khi xem nội dung quảng cáo?
  • Khách hàng buổi sáng và buổi chiều có khác nhau không?
  • Thông tin nào sẽ hữu ích / phù hợp / thú vị nhất đối với người xem?

Minh chứng cho thấy tại các khu vực như văn phòng, lễ tân, nhà hàng hoặc quầy bar khách sạn, là những địa điểm thu hút được khách hàng ở lại xem quảng cáo nhiều nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng cơ hội này để truyền tải những thông điệp với nội dung dài (video kèm lời chứng thực của khách hàng sử dụng, cảnh quay hành động, câu chuyện thú vị, case study,…) hoặc nhiều đoạn thông tin ngắn trong một chủ đề cụ thể.

Bước 7: Xây dựng chiến lược nội dung theo từng khung thời gian.

Xây dựng lịch phát theo các khung thời gian cho phép doanh nghiệp thay đổi nội dung để phù hợp với các sự kiện theo thời gian thực, đối tượng cụ thể, tiếp cận được đa dạng đối tượng.

Bước 8: Xem xét và điều chỉnh.

Sau khi khởi chạy chiến dịch Digital Signage, đừng quên liên tục kiểm tra các chỉ số đo lường hiệu quả đã thiết lập ở bước 2 và tiến hành thực hiện những điều chỉnh cần thiết.

Là thương hiệu số 1 tại Việt Nam, với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience, CX), Miraway đã phát triển giải pháp Digital Signage tích hợp hoàn hảo với không gian quảng cáo của doanh nghiệp, giúp khashc hàng cảm thấy thư giãn và giải trí hơn trong khi chờ đợi được phục vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.